---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tam Võ Nhất Tông Pháp Nạn
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Pháp nạn ba vua Võ một vua Tông . Thuật ngữ này được dùng để chỉ cho bốn vị hoàng đế Trung-quốc đã bách hại Phật giáo một cách nghiêm trọng, gây ra bốn thời kì pháp nạn trong lịch sử Phật giáo Trung-quốc ở thời đại quân chủ:
1) Vua Thái-võ đế (424-452) nhà Bắc-Ngụy (386-534), vì tin lời gièm pha của đạo sĩ Khấu Khiêm Chi và quan tư đồ Thôi Hạo mà bách hại Phật giáo. Năm 446, nhà vua hạ lệnh giết hại tất cả quí vị sa môn ở khắp nước, phá hủy hết kinh điển và đồ tượng, khiến cho Phật giáo Bắc-Ngụy bị tiêu diệt. Phải đến đời vua sau là Văn-thành đế (452-465), Phật giáo mới được khôi phục.
2) Vua Võ đế (561-578) nhà Bắc-Chu (559-581), tin dùng luận thuyết của hai đạo sĩ Trương Tân và Vệ Nguyên Tung, có ý phế bỏ Phật giáo. Nhờ có quí vị tôn đức nổi danh đương thời như Chân Loan, Đạo An, Tăng Miễn, Tĩnh Ái, v.v... ra sức biện hộ, mà Phật giáo tạm thời được yên. Bỗng dưng, năm 573, nhà vua hạ lệnh phế bỏ cả Phật giáo và Đạo Giáo, hủy hoại kinh tượng, bắt tất cả quí vị sa môn và đạo sĩ đều phải hoàn tục; tuyển lựa 120 vị danh đức an trí tại Thông-đạo quán. Năm 577, vua Võ đế diệt nhà Bắc-Tề (550-577), tuy có ngài Tuệ Viễn hết sức chống đối, nhà vua vẫn cương quyết thi hành chính sách tiêu diệt Phật giáo trên khắp lãnh thổ Bắc-Tề. Năm sau nhà vua băng, hai tôn giáo Phật và Đạo mới được khôi phục.
3) Vua Võ-tông (841-846) nhà Đường (618-907), từ nhỏ đã không thích Phật giáo, sau khi lên ngôi (năm 840) liền thờ đạo sĩ Triệu Qui Chân làm thầy, sùng tín Đạo Giáo. Qui Chân cậy thế được vua sủng ái, lại được tể tướng Lí Đức Dụ hậu thuẫn, mỗi lời nói ra đều bài xích Phật giáo, cho Phật giáo là tôn giáo ngoại lai, làm hại sinh linh, phải nên tận diệt. Năm 845, nhà vua hạ lệnh phế bỏ Phật giáo, cho phá hủy hơn 4.600 ngôi chùa và hơn 40.000 tăng xá vãng lai trong toàn quốc, bắt 260.500 tăng ni phải hoàn tục, tịch thu hàng ngàn vạn đám ruộng của các chùa, đốt kinh, hủy tượng, lấy hết các tượng đồng và chuông khánh đem nấu để đúc tiền, tượng bằng sắt thì đem nấu làm nông cụ, các tư gia có các tượng bằng vàng, bạc, v.v... đều phải đem nộp cho chính quyền. Qua năm sau, nhân uống kim đan của đạo sĩ, nhà vua bị trúng độc mà băng.
4) Vua Thế-tông (954-959) nhà Hậu-Chu (951-960), năm 955 bắt đầu thi hành chính sách tiêu diệt Phật giáo. Nhà vua hạ lệnh phá bỏ 30.336 tự viện, hủy hết tượng Phật, đem nấu tất cả các pháp khí bằng kim loại để đúc tiền. Lúc bấy giờ ở Trấn-châu có một tượng Bồ Tát Quán Thế Âm bằng đồng, tiếng đồn rất linh ứng, dù có lệnh vua, không ai dám đến gần. Nhà vua nghe thế, liền tự mình đến nơi, lấy búa đập nát mặt và ngực của tượng, những người chứng kiến đều run sợ. Bốn năm sau, một hôm, đang trên đường Bắc chinh, trên ngực nhà vua bỗng nổi một mụn nhọt, rồi băng.
Lạc Thành Nhà Mới     Khuyên Người Lỡ Phạm Các Tội Nặng     Công Đức Ăn Chay     Người Chính Trực Sẽ Có Người Theo, Kẻ Hại Người Là Tự Hại Mình     Mơ Thấy Phật     Hàn Ngụy Công     Hòa Thượng Thích Nhựt Minh (1908-1993)     Niệm Phật Trong Môi Trường Làm Việc Ồn Náo     Xin hỏi chơi cổ phiếu (stock) là thiện nghiệp hay ác nghiệp?     Ðại Sư Trí Khải Vãng Sanh     




















































Pháp Ngữ
Ta như voi giữa trận
Hứng chịu cung tên rơi,
Chịu đựng mọi phỉ báng.
Ác giới rất nhiều người.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,766,563